Thực tập định hướng nghề nghiệp 2 – SL07.054
HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 2
A. HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC
Báo cáo thực tập cần đáp ứng các yêu cầu về hình thức như sau:
– Báo cáo thực tập có độ dài tối thiểu 05 trang A4 (tính từ phần Mở đầu đến hết phần Kết luận), sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ chữ 13 – 14 của Microsoft word, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường. Lề trên: 3,5 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm. Số trang đánh ở giữa, bên dưới, bắt đầu từ Mở đầu đến hết Báo cáo thực tập, bao gồm cả phần nhận xét của cán bộ hướng dẫn thực tập, có chữ ký và đóng dấu xác nhận của nơi thực tập.
– Trang bìa: Trang bìa của Báo cáo thực tập có thể in trên giấy bìa hoặc giấy thường (theo Mẫu kèm theo bên dưới).
B. HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG
Nội dung của Báo cáo thực tập thể hiện tri thức, hiểu biết thực tế của sinh viên sau khi đã được tìm hiểu công việc thực tế của một hay một số vị trí nghề nghiệp tại cơ sở thực tập. Nội dung của Báo cáo thực tập phải trình bày được định hướng lựa chọn vị trí nghề nghiệp trong tương lai và các lí do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp đó; Đánh giá sự phù hợp của công việc với khả năng của bản thân; Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp này trong tương lai. (Nội dung cụ thể được mô tả ở Mục C).
C. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
Ngoài trang bìa, bảng viết tắt (nếu có) và mục lục, Báo cáo thực tập gồm 4 phần. Cụ thể như sau:
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Phần này bao gồm các nội dung:
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập
– Tên cơ quan thực tập;
– Bộ máy lãnh đạo (Tên của các cán bộ lãnh đạo cơ quan);
– Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ (Tóm tắt cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan);
– Lịch sử hình thành và phát triển (Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển). Lưu ý: Phần này không bắt buộc.
1.2. Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu (1,0 điểm)
– Mô tả vị trí nghề nghiệp; (0,25 điểm)
– Nêu các yêu cầu cần có để đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp đó; (0,25 điểm)
– Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của vị trí nghề nghiệp. Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết. Nêu chi tiết công việc đó là gì, ví dụ đọc hồ sơ giải quyết tranh chấp dân sự giữa ông …. và bà … (Nêu cụ thể các thông tin trong hồ sơ, nêu rõ đọc khi nào, có nhận xét gì, …) (0,5 điểm)
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Nêu các lí do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp (1,0 điểm)
2.2. Đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc (3,0 điểm)
– Mô tả các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; (0,5 điểm)
– Mô tả các yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng của vị trí công việc (1,0 điểm)
– Đối chiếu với yêu cầu công việc để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc. Nếu đã được giao thực hiện một số công việc thì mô tả cụ thể công việc được giao. Ví dụ được phân công đánh máy Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 (Báo cáo bao nhiêu trang, Gồm các phần và nội dung gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì). (1,5 điểm)
2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp (3,0 điểm)
– Mô tả các thuận lợi. (0,5 điểm)
– Nêu đánh giá về các công việc đã thực hiện (nhận xét về chuyên môn, về kỹ năng). (0,5 điểm)
– Nêu và phân tích những khó khăn trong tương lai nếu được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp đó và hướng khắc phục. (2,0 điểm)
2.4. Nhận xét chung (1,0 điểm)
– Nêu các nhận xét của bản thân về các công việc đã được giao thực hiện hoặc các vấn đề thu nhận được trong quá trình thực tập; (0,25 điểm)
– Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện hoặc về các công việc được các cán bộ nơi thực tập thực hiện; (0,5 điểm)
– Nêu các nhận xét khác (Những đóng góp, những kinh nghiệm, những bài học… của bản thân). (0,25 điểm)
III. KẾT LUẬN
Trong phần này có thể nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vị trí nghề nghiệp và những định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sẽ chọn. (0,5 điểm)
* HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Báo cáo trình bày đẹp, rõ ràng, không có lỗi kỹ thuật và lỗi chính tả. (0,5 điểm)
DANH SÁCH CÔNG VIỆC SINH VIÊN LỰA CHỌN THỰC TẬP
(Sinh viên lựa chọn 1 công việc trong danh sách để mô tả về công việc trong quá trình thực tập)
- Công chứng viên
- Trưởng/ Phó văn phòng công chứng
- Luật sư
- Trưởng/ phó văn phòng luật sư
- Thẩm phán
- Thư ký tòa
- Kiểm sát viên
- Cán bộ tư pháp – hộ tịch tại ubnd phường/xã
- Cán bộ địa chính tại ubnd phường/xã
- Cán bộ địa chính tại ubnd phường/xã
- Nhân viên pháp chế
- Chấp hành viên thi hành án hình sự
- Chuyên viên xử lý nợ tại ngân hàng
- Chuyên viên tín dụng
- Chuyên viên, trưởng, phó phòng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- Nhân viên hành chính văn phòng
- Hòa giải viên
- Cán bộ công đoàn
Lưu ý: Khi thực tập định hướng nghề nghiệp 2 sinh viên có thể tiếp tục lựa chọn vị trí đã đăng ký ở thực tập định hướng nghề nghiệp 1. Tuy nhiên mức độ báo cáo về trí công việc phải chi tiết hơn so với báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 1. Hoặc sinh viên khi học thực tập định hướng nghề nghiệp 2 có thể lựa chọn 1 vị trí công việc khác so với lựa chọn ở thực tập định hướng nghề nghiệp 1, theo 18 vị trí tham khảo.
Leave a Reply